Lịch sử thương hiệu

Khám phá lịch sử đồng hồ Tissot 1853 Le Locle danh giá

Kham pha lich su dong ho Tissot 1853 Le Locle danh gia 5

Thành lập năm 1853, lịch sử đồng hồ Tissot đã kéo dài suốt 170 năm và không ngừng phát triển cho tới ngày nay. Cùng Đồng Hồ Thanh Tùng khám phá những dấu mốc lịch sử của thương hiệu đến từ Thụy Sĩ này.

Lịch sử đồng hồ Tissot: Bước khởi đầu

Vào ngày 01 tháng 7 năm 1853, thợ kim hoàn Charles-Félicien Tissot cùng với con trai của ông Charles-Émile Tissot là thợ đồng hồ, đã thành lập Ch. Félicien Tissot & Fils tại thành phố Le Locle, thuộc bang Neuchâtel của khu vực dãy núi Jura của Thụy Sỹ.

Giống như hầu hết các công ty đồng hồ Thụy Sĩ được thành lập vào thời kỳ đó, Tissot bắt đầu hoạt động bằng việc mua các bộ phận từ những thợ thủ công hay thương hiệu khác trong khu vực để về lắp ráp lại cho những chiếc đồng hồ của mình. Trong năm đầu tiên, công ty đã tạo ra từ 1100 đến 1200 chiếc đồng hồ để cung cấp cho các khu vực xung quanh Le Locle.

Charles-Émile Tissot và Charles-Félicien Tissot

Charles-Émile Tissot và Charles-Félicien Tissot

Lịch sử đồng hồ Tissot: Những bước tiến đầu tiên

Năm 1858, nhờ sự giúp đỡ của Sa Hoàng, thương hiệu Tissot lần đầu tiên xuất khẩu những chiếc đồng hồ bỏ túi tại thị trường Nga. Từ giữa năm 1860 đến 1875, Tissot sản xuất phụ tùng và các công cụ chế tác cho thợ đồng hồ.

Cuối năm 1900, Tissot đã nhận được những giải thưởng vinh dự tại các triển lãm công nghiệp đồng hồ như: giải Diploma of Honour tại Zurich vào năm 1888, giải Grand Prix và Gold Metal ở Antwerp năm 1890, giải Grand Prix tại Paris 1900 và giải thưởng Marine Chronometers năm 1907.

Năm 1907, Charles Tissot hoàn thành việc xây dựng một nhà máy trên Chemin de Tourelles, ở Le Locle, nơi đặt trụ sở hiện tại của công ty. Nhờ động cơ điện, việc sản xuất cơ khí dần được áp dụng, cho phép sản xuất hàng loạt những chiếc đồng hồ được chế tạo tỉ mỉ. Từ ngày đầu của những năm 1910, Tissot đã bán những chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên cho phụ nữ, dưới dạng các món trang sức vàng và bạch kim được gắn kim cương.

Nhà máy được Charles Tissot cho xây dựng năm 1907

Nhà máy được Charles Tissot cho xây dựng năm 1907

Ngay sau đó Tissot đã tạo ra các mẫu đồng hồ đeo tay dành cho nam giới, trước khi đạt đến đỉnh cao của xu hướng này giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Mặc dù tính thẩm mỹ của họ bị ảnh hưởng bởi các phong cách hiện tại, như Art Nouveau và sau đó là Art Deco, nhưng Tissot vẫn thực sự nổi bật nhờ những cải tiến kỹ thuật của họ. Năm 1917, Tissot bắt đầu sản xuất những cỗ máy cho riêng mình, trở thành một công ty sản xuất đồng hồ thực sự và đổi với cái tên khác là Chs. Tissot & Fils – SA.

Năm 1918, Tissot tổ chức các cuộc hội thảo về bản thảo phác họa đồng hồ. Năm 1925, Tissot ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại với Louis và Gustave Brandt, giám đốc của Omega ở Bienne. Cột mốc này đánh dấu bước khởi đầu trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Năm 1930, để ngăn chặn sự tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, Tissot và Omega cùng hợp tác để thành lập hiệp hội sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ đầu tiên với tên gọi là SSIH (viết tắt: Société Suisse pour l’Industrie Horlogère).

Năm 1933, Paul Tissot khởi động “dự án Tissot” – 1 trong những dự án Marketing sáng tạo nhất. Dự án này phân loại và cung cấp những mẫu sản phẩm khác nhau cho từng thị trường, mang tính hệ thống. Sau đó, hãng đưa ra chiến lược quảng cáo hướng tới từng đối tượng trên những thị trường khác nhau. 

Ví dụ: Đối với đối tượng khách hàng là nữ giới, hãng nhận thấy rằng tủ quần áo của họ luôn đa dạng với nhiều sự lựa chọn trong mọi hoàn cảnh: mẫu đồng hồ với dây da phù hợp khi vận động còn dây kim loại thanh lịch lại mang đến vẻ chuyên nghiệp, trong khi đó dây vàng rất tuyệt vời khi đi với áo choàng dạ tiệc. Vì thế bộ sưu tập đồng hồ dành cho nữ cũng phải cực kỳ phong phú. Cuối cùng, để tiếp cận đối tượng nữ giới hãng đã nêu cao khẩu hiệu : “1 người phụ nữ trẻ và 3 chiếc đồng hồ”.

Đối với khách hàng nam, Tissot tạo ra những mẫu đồng hồ bấm giờ và tự động, điển hình đó là chiếc đồng hồ Tissot Navigator – một biểu tượng của hãng. Ngoài những chiến lược quảng cáo cho từng đối tượng, Tissot còn cung cấp cho khách hàng của họ chế độ bảo hành 1 năm, ngay cả trong trường hợp gặp tai nạn.

Lịch sử đồng hồ Tissot: Dấu mốc phát triển 100 năm

Năm 1953, Tissot kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100. Sự có mặt của Edouard – Louis Tissot trong vài trò Giám đốc điều hành đã đánh dấu 1 bước ngoặt  trong công nghiệp chế tác đồng hồ Tissot. Nhờ có sự ra đời của  nguyên lý “single caliber” năm 1958, danh mục các loại máy được đơn giản hóa và khâu sản xuất cũng được tối ưu hơn. Từ một bộ máy cơ bản đầu tiên, hãng đã làm cho việc sản xuất đồng hồ thủ công hoặc tự động được trang bị tính năng lịch thứ và lịch ngày được bán rộng rãi trên toàn cầu.

Edouard - Louis Tissot ngồi ngoài cùng bên phải

Edouard – Louis Tissot ngồi ngoài cùng bên phải

Từ năm 1960, nhờ gặt hái được nhiều thành công khiến cho Tissot được rất nhiều giới quan chức, người nổi tiếng ghé thăm trong đó có Hoàng Tử và Công chúa của Monaco.

Trong thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ 20, đối tượng giới trẻ chiếm thành phần đa số với phong cách rất trẻ trung, năng động. Nhận thấy điều này, Tissot tạo ra bộ sưu tập cho thanh thiếu niên với những mẫu đồng hồ vừa đẹp, vừa truyền thống. Đồng thời, Tissot cũng khám phá ra khả năng sử dụng những vật liệu mới vốn ít được dùng trước đó trong kỹ nghệ đồng hồ có thể kể đến: vật liệu tổng hợp như sợi thủy tinh giúp đồng hồ có màu sắc sặc sỡ và tươi mới.

Trong khoảng thời gian này hãng đã gây ấn tượng với những phiên bản Astrolon vô cùng mới. Những sản phẩm đồng hồ Quartz ngày càng phổ biến. Từ năm 1976, Tissot hợp tác với giải đua công thức 1 cụ thể với các đội đua như: Ensign, Renault, Lotus, Jacky Ickx, Clay Regazzoni, Mario Andretti.

Năm 1983, Nicolas G. Hayek – người được ủy thác để kiểm toán ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ, đề nghị sáp nhập của các nhóm chính đồng hồ tại thời điểm này là SSIH (của Tissot và Omega) và ASUAG (tập đoàn sản xuất bộ máy đồng hồ Thụy Sỹ) thành SMH và đổi tên thành Tập đoàn Swatch vào năm 1998.

Nicolas G. Hayek - người đề nghị sáp nhập SSIH (của Tissot và Omega) và ASUAG (tập đoàn sản xuất bộ máy đồng hồ Thụy Sỹ) thành SMH và đổi tên thành Tập đoàn Swatch vào năm 1998.

Nicolas G. Hayek – người đề nghị sáp nhập SSIH (của Tissot và Omega) và ASUAG (tập đoàn sản xuất bộ máy đồng hồ Thụy Sỹ) thành SMH và đổi tên thành Tập đoàn Swatch vào năm 1998.

Tìm cách tự đổi mới, Tissot tạo ra những sản phẩm độc đáo như: Rock Watch-  chiếc đồng hồ đầu tiên làm từ đá tự nhiên, Wood Watch – Đồng hồ bằng gỗ và Pearl Watch – đồng hồ làm bằng ngọc trai thu hút một lượng lớn khách hàng.

Cuối những năm 1990, Tissot đã giới thiệu những mẫu đồng hồ cực kỳ nữ tính cũng đặt trọng tâm vào các mẫu thể thao với những tính năng ngày càng tiên tiến nằm trong bộ sưu tập T-Collection.

Năm 1996, thương hiệu Tissot được giao lại quyền quản lý cho François Thiebaud.

Ngày 8 tháng 8 năm 2014, Tissot mở cửa hàng chuyên dụng đầu tiên ở thành phố New York.

Vào năm 1999, nhận thấy tiềm năng phi thường của công nghệ màn hình cảm ứng trong thế giới kỹ thuật số, Tissot cho ra mắt T-Touch- chiếc đồng hồ cảm ứng đầu tiên.

Năm 2010: Tissot đã mở cửa hàng đầu tiên của mình trên Đại lộ Champs-Elysées tại thủ đô Paris của nước Pháp, nơi tập trung những thương hiệu thời trang hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới.

Cửa hàng đầu tiên của Tissot trên Đại lộ Champs-Elysées tại thủ đô Paris của nước Pháp

Cửa hàng đầu tiên của Tissot trên Đại lộ Champs-Elysées tại thủ đô Paris của nước Pháp

Năm 2011: với mẫu đồng hồ Tissot Le Locle, thương hiệu này đã nhận giải thưởng cao nhất tại cuộc thi đồng hồ Le Concours Internationale de Chronométrie bởi sự hoàn hảo, độ chính xác và trình độ kỹ thuật làm đồng hồ bậc thầy.

Năm 2012: Tissot tiến vào thị trường Nga và sự kiện khai trương một cửa hàng trong trung tâm thương mại uy tín GUM tại thủ đô Moscow.

Năm 2013: Tissot giới thiệu máy đồng hồ tự động mới Powermatic 80 mang tính cách mạng, có khả năng tích trữ năng lượng lên đến 80h.

Năm 2014, Tissot tiếp tục giới thiệu mẫu đồng hồ chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới mang tên T-Touch Expert Solar – đây là mẫu đồng hồ biểu tượng theo đúng kim chỉ nam của hãng “Nhà cách tân truyền thống.

Nhờ có khả năng sáng tạo không giới hạn và luôn đi trước 1 bước, tiếp cận đến mọi đối tượng khách hàng, hàng năm Tissot bán được hơn 4 triệu chiếc đồng hồ trên toàn cầu.

Tìm hiểu thêm: Lịch sử đồng hồ Tissot

Đánh giá post

Related Posts