Lịch sử thương hiệu

4 Giai đoạn lịch sử đồng hồ Omega từ khi thành lập đến nay

lich su dong ho omega 22

Lịch sử đồng hồ Omega trải qua 4 giai đoạn với những thành công vang dội. Đóng góp của thương hiệu còn gắn liền với Hàng không vũ trụ và Thể thao của thế giới.

Lịch sử đồng hồ Omega: Giai đoạn 1848 – 1900

Thương hiệu đồng hồ Omega được thành lập vào năm 1848 với tên ban đầu là La Generale Watch Co. tại La Chaux-de-Fonds – Thụy Sỹ bởi Louis Brandt. Ông là một nhà chế tác đồng hồ bỏ túi nổi tiếng với những cỗ máy được xem như là kiệt tác lúc bấy giờ.

Sau khi Louis Brandt qua đời vào năm 1879, hai người con trai của ông là Louis Paul và César Brandt đã nối nghiệp cha và thành lập lên xưởng sản xuất linh kiện trực tiếp thay vì nhập lẻ từ các công ty khác.

Thương hiệu đồng hồ Omega được thành lập vào năm 1848 tại La Chaux-de-Fonds

Thương hiệu đồng hồ Omega được thành lập vào năm 1848 tại La Chaux-de-Fonds

Dưới cái tên mới Louis Brandt & Fils, công ty đã chuyển trụ sở từ La Chaux-de-Fonds đến cơ sở lớn hơn ở thị trấn Biel/Bienne sầm uất vào năm 1880. Ban đầu, công ty chuyển đến 119 Route de Boujean sau đó là 96 Rue Jakob-Stämpfli và nó vẫn là trụ sở chính của Omega cho tới ngày nay.

Trụ sở mới tại 119 Route de Boujean

Trụ sở mới tại 119 Route de Boujean

Sau khi chuyển đến trụ sở mới ở Biel/Bienne, anh em nhà Brandt đã cho ra mắt bộ máy sản xuất hàng loạt đầu tiên của họ “Labrador” năm 1885. Bộ máy này được đánh giá cao về chất lượng cũng như độ chính xác. Bước khởi đầu này đã tạo tiền đề cho những thành công sau này của Omega như bộ máy 19-ligne năm 1894. 

Omega phát triển bộ máy “Labrador” năm 1885

Omega phát triển bộ máy “Labrador” năm 1885

Bộ máy 19-ligne có ưu điểm là dễ dàng tìm kiếm linh kiện thay thế và đơn giản trong cấu trúc. Không chỉ có độ chính xác cực kỳ cao mà nó còn đặt ra một tiêu chuẩn mới mang tính cách mạng hóa trong ngành chế tác đồng hồ. Sự kết hợp giữa lên cót và cài đặt thời gian thông qua thân và núm vặn cũng là bước đột phá và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Thành công của nó lớn tới nỗi hai anh em đã quyết định đổi tên công ty thành Omega Watch Co.

Bộ máy Omega tạo được tiếng vang lớn cho công ty

Bộ máy Omega tạo được tiếng vang lớn cho công ty

Năm 1900, Omega vinh dự đón nhận Grand Prize tại Universal Exposition ở Paris. Đây là giải thưởng mà bất kỳ thương hiệu nào vào thời điểm đó cũng muốn sở hữu. Giải thưởng là minh chứng cho những tiến bộ mà Omega đạt được. Công nghệ của nó vượt trội hơn tất cả những công nghệ khác được trưng bày tại hội chợ trong thời điểm bấy giờ.

Omega vinh dự đón nhận Grand Prize tại Universal Exposition ở Paris

Omega vinh dự đón nhận Grand Prize tại Universal Exposition ở Paris

Lịch sử đồng hồ Omega: Giai đoạn 1901 – 1950

Năm 1903, Louis Paul và César cùng mất, để lại công ty sản xuất đồng hồ lớn nhất của Thụy Sỹ cho 4 người trẻ tuổi. Người lớn tuổi nhất trong số họ là Paul-Emile Brandt chưa đầy 24 tuổi. 

Lần đầu tiên, Omega xuất hiện trong lĩnh vực thể thao trong giải đua Gordon Bennet Cup năm 1909. Ngoài ra, Không quân Hoàng gia Anh năm 1917 và lực quân Mỹ năm 1918 cũng chọn Omega làm đồng hồ cho binh sĩ dùng trong chiến trận. Cùng với đó là rất nhiều bộ sưu tập của hãng dành được các giải thưởng lớn ở đầu thế kỷ 20, đạt những kỷ lục về độ chính xác và chưa bao giờ bị phá vỡ bởi một thương hiệu nào khác.

Omega xuất hiện trong lĩnh vực thể thao trong giải đua Gordon Bennet Cup năm 1909

Omega xuất hiện trong lĩnh vực thể thao trong giải đua Gordon Bennet Cup năm 1909

Để phù hợp với xu hướng thời đó cũng như xứng đáng với vai trò là người tiên phong trong lĩnh vực thiết kế, Omega đã giới thiệu bộ sưu tập đồng hồ tại nơi ra đời của Art Deco vào năm 1925. Tại “Exposition Internationale des Arts Décoratifs et Industriels Modernes” ở Paris, thương hiệu đã được vinh danh với Giải Nhất.

Nghệ thuật Deco trên đồng hồ Omega

Nghệ thuật Deco trên đồng hồ Omega

Bên cạnh đó, Omega trở thành hãng đồng hồ đầu tiên cung cấp thiết bị đo thời gian cho tất cả các môn thi tại Olympic Los Angeles năm 1932. Từ lĩnh vực thể thao, họ tập trung hơn vào bộ môn lặn với dòng Omega Seamaster.

Một trong những thành tích đáng chú ý nhất của Omega vào năm 1936 là kỷ lục thế giới về độ chính xác của đài quan sát Kew-Teddington. Năm 1952, Omega cũng được trao tặng Huân chương Olympic Cross of Merit cho “những cống hiến cho ngành thể thao”.

Omega trở thành hãng đồng hồ đầu tiên cung cấp thiết bị đo thời gian cho tất cả các môn thi tại Olympic Los Angeles năm 1932

Omega trở thành hãng đồng hồ đầu tiên cung cấp thiết bị đo thời gian cho tất cả các môn thi tại Olympic Los Angeles năm 1932

Lịch sử đồng hồ Omega: Giai đoạn 1951 – 2000

Dòng sản phẩm được ra mắt năm 1957 bao gồm ba chiếc đồng hồ đều đã trở thành huyền thoại của thương hiệu – Speedmaster, Seamaster 300 và Railmaster. Speedmaster được tiên phong trong việc khám phá không gian với NASA và được biết đến với tên gọi “Đồng hồ mặt trăng”. Seamaster 300 mở ra một kỷ nguyên mới về khám phá dưới nước, trong khi Railmaster là chiếc đồng hồ thương mại đầu tiên của OMEGA có thể chống lại từ trường hơn 1.000 gauss, trở thành biểu tượng vượt thời gian của độ chính xác trên trái đất.

Speedmaster, Seamaster 300 và Railmaster

Speedmaster, Seamaster 300 và Railmaster

Cuối thập niên 60, Omega đã khẳng định với toàn thế giới nói chung và ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ nói riêng khi cho ra đời chiếc đồng hồ đầu tiên đưa lên mặt trăng và đồng hồ cũng là chiếc đồng hồ chính thức đầu tiên sử dụng cho Thế vận hội.

Ngày 3/10/1962, phi hành gia Wally Schirra đã đeo chiếc đồng hồ bấm giờ Speedmaster trong chuyến bay kéo dài 9 giờ 13 phút 11 giây trên tàu vũ trụ Sigma 7. Sau đó, Schirra tiếp tục chuyến thám hiểm không gian trên cả hai chuyến bay Gemini và Apollo trong 295 giờ. Chiếc Omega Speedmaster lại một lần nữa trở thành người đồng hành cùng ông trong mỗi nhiệm vụ.

Chiếc đồng hồ bấm giờ Speedmaster được phi hành gia Wally Schirra đeo trong chuyến bay kéo dài 9 giờ 13 phút 11 giây trên tàu vũ trụ Sigma 7

Chiếc đồng hồ bấm giờ Speedmaster được phi hành gia Wally Schirra đeo trong chuyến bay kéo dài 9 giờ 13 phút 11 giây trên tàu vũ trụ Sigma 7

Vào ngày 21/7/1969, phi hành gia Neil Armstrong trở thành người đầu tiên bước lên mặt trăng. Khi đặt những bước chân đầu tiên trên bề mặt mặt trăng, ông đã đeo chiếc Omega Speedmaster Professional Chronograph. Với thành tựu độc đáo này Omega Speedmaster Professional Chronograph có thêm một danh hiệu khác là “Đồng hồ Mặt trăng”.

Phi hành gia Neil Armstrong đeo chiếc Omega Speedmaster Professional Chronograph

Phi hành gia Neil Armstrong đeo chiếc Omega Speedmaster Professional Chronograph

Năm 1969, máy bay siêu thanh thương mại Concorde SST ra mắt. Máy đo thời gian có độ chính xác cực cao để đáp ứng nhu cầu của nó trong chương trình bay thử nghiệm là hết sức cần thiết. Do đó, được gắn trong các tấm buồng lái của chiếc máy bay phản lực siêu thanh nguyên mẫu này không thiết bị nào khác ngoài chín dụng cụ Omega dùng để đo thời gian.

Thiết bị đo trong chiếc máy bay siêu thanh thương mại Concorde SST

Thiết bị đo trong chiếc máy bay siêu thanh thương mại Concorde SST

Vào tháng 4/1970, Omega Speedmaster là công cụ đắc lực góp phần trong việc cứu sống những thành viên của tàu Apollo XIII, giúp họ nhận được “Giải thưởng Snoopy” – danh hiệu cao quý nhất của NASA. Đồng thời, Cơ quan Vũ trụ Nga cũng đã chọn Omega Speedmaster Professional Chronograph để đồng hành cùng các phi hành gia của họ.

Omega vinh dự nhận "Giải thưởng Snoopy"

Omega vinh dự nhận “Giải thưởng Snoopy”

Năm 1974, Omega sản xuất ra Chronograph 2400 – chiếc đồng hồ đeo tay tiên tiến nhất trên thế giới. Thiết kế huyền thoại “Omega Megaquartz” có độ sai lệch dưới 0,002 giây mỗi ngày.

Năm 1975, trong dự án thử nghiệm Apollo – Soyuz do Hoa Kỳ và Liên Xô cùng thực hiện, đồng hồ Omega Speedmasters (một mặt ghi giờ Houston mặt kia ghi giờ Baikonur) tiếp tục được đồng hành cùng phi hành đoàn. Ngay sau nhiệm vụ này, Speedmasters đã được sử dụng làm đồng hồ chính thức của Cơ quan Vũ trụ Nga.

Đồng hồ Omega Speedmasters được sử dụng trong dự án thử nghiệm Apollo - Soyuz

Đồng hồ Omega Speedmasters được sử dụng trong dự án thử nghiệm Apollo – Soyuz

Tại bờ biển Elba, Ý năm 1981, Jacques Mayol đã đeo chiếc Omega Seamaster lặn xuống độ sâu kỷ lục 101m và sau đó 2 năm ông đã quay trở lại để phá vỡ kỷ lục của chính mình với độ sâu 105m.

Jacques Mayol đã đeo chiếc Omega Seamaster lặn xuống độ sâu kỷ lục

Jacques Mayol đã đeo chiếc Omega Seamaster lặn xuống độ sâu kỷ lục

Năm 1983, Nicolas G. Hayek đảm nhận thách thức phục hồi ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ đang dần suy thoái của Thụy Sĩ. Sau khi sáp nhập ASUAG và SSIH, Hayek được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành và đưa ra một loạt các biện pháp nhằm bảo tồn di sản lâu đời của ngành đồng hồ nước này.

Trong vòng 5 năm, Hayek đã nâng tầm công ty (được đổi tên thành SMH và sau đó là Swatch Group) từ một tương lai vô định thành nhà sản xuất đồng hồ có giá trị nhất trên thế giới. Ngày nay, ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ tiếp tục phát triển nhờ tầm nhìn xa và sự cống hiến của ông.

Nicolas G. Hayek - người đã vực dậy ngành công nghiệp Thụy Sĩ

Nicolas G. Hayek – người đã vực dậy ngành công nghiệp Thụy Sĩ

Nhà leo núi huyền thoại người Ý Reinhold Messner đã thực hiện chuyến đi bộ băng qua Nam Cực đầu tiên trên thế giới năm 1989. Ông sử dụng chiếc Omega Speedmaster của mình để điều hướng trong suốt ba tháng để hoàn thành hành trình gian khổ dài 2.800 km, thường xuyên chịu được nhiệt độ -40°C và gió trên 145 km/h.

Reinhold Messner sử dụng chiếc Omega Speedmaster trong chuyến đi bộ băng qua Nam Cực đầu tiên trên thế giới năm 1989

Reinhold Messner sử dụng chiếc Omega Speedmaster trong chuyến đi bộ băng qua Nam Cực đầu tiên trên thế giới năm 1989

Vào năm 1993, một chiếc Omega Speedmaster đã dành trọn 365 ngày trên trạm vũ trụ Mir của Nga để kiểm tra tác động của môi trường không trọng lực kéo dài trên đồng hồ. Khi kết thúc chuyến hành trình – khoảng 5840 quỹ đạo của Trái đất – Speedmaster vẫn hoạt động hoàn hảo, giữ thời gian chính xác như ngày chuyến hành trình của nó bắt đầu.

Speedmaster vẫn hoạt động hoàn hảo, giữ thời gian chính xác như ngày chuyến hành trình của nó bắt đầu

Speedmaster vẫn hoạt động hoàn hảo, giữ thời gian chính xác như ngày chuyến hành trình của nó bắt đầu

Bên cạnh đó, thương hiệu Omega cũng tập trung vào các chiến dịch quảng cáo. Đơn cử như bộ phim James Bond 007, với các nhân vật đã từng đeo đồng hồ Rolex Submrainer nhưng đã chuyển sang đeo Omega Seamaster Diver 300M trong phim GoldenEye (1995) và tiếp tục với các sản phẩm Omega Planet Ocean và Aqua Terra. 

Thương hiệu Omega cũng tập trung vào các chiến dịch quảng cáo

Thương hiệu Omega cũng tập trung vào các chiến dịch quảng cáo

Trong việc sáng tạo những giá trị sang trọng, Omega đã kết hợp với những nhà thiết kế đồ trang sức có uy tín nhất và tạo ra các kiệt tác tinh xảo thực sự. Vào năm 1985, Omega đã nhận giải thưởng Triomphe de l’excellence européenne cho chất lượng và tính độc đáo trên các sản phẩm đồng hồ đeo tay.

Vào ngày 18/5/1983, Omega đã nhận được chứng nhận chronometer chính thức thứ 100.000 cho dòng đồng hồ sử dụng máy thạch anh (Quartz). Cũng trong năm 1983, Omega khai trương bảo tàng của công ty. Năm 1995, họ cho ra mắt thiết kế sở hữu cơ chế tourbillon lần đầu tiên.

Năm 1995, siêu mẫu Crawford trở thành gương mặt đại diện mới của Omega. Họ còn hợp tác để hỗ trợ ORBIS International trong cuộc chiến chống mù lòa ở các cộng đồng hẻo lánh trên khắp thế giới.

Siêu mẫu Crawford trở thành gương mặt đại diện mới của Omega

Siêu mẫu Crawford trở thành gương mặt đại diện mới của Omega

Năm 1999, “Bộ thoát Co-Axial” – phát minh mang tính cách mạng của nghệ nhân chế tác người Anh George Daniels. Được coi như một trong những tiến bộ quan trọng nhất của công nghệ đồng hồ, “Bộ thoát Co-Axial” không cần sử dụng chất bôi trơn, giúp kéo dài khoảng thời gian sử dụng lên khoảng 10 năm.

“Bộ thoát Co-Axial” - phát minh mang tính cách mạng trong lịch sử đồng hồ Omega

“Bộ thoát Co-Axial” – phát minh mang tính cách mạng trong lịch sử đồng hồ Omega

Omega đã mở cửa hàng đầu tiên trên đường Bahnhofstrasse ở Zurich vào năm 2000. Đây cũng là lần đầu tiên, toàn bộ dòng sản phẩm của thương hiệu được bày bán tại một địa điểm.

Lịch sử đồng hồ Omega: Giai đoạn 2001 – 2022

Năm 2007, Omega tiếp tục khiến giới điệu mộ thích thú khi cho ra mắt lại mẫu Seamaster Ploprof 1200M, tái thiết kế lại dòng Seamaster Ploprof 1200M của năm 1970. Tuy vẫn giữ nét đặc trưng về trực quan của dòng sản phẩm thiết kế từ dòng đồng hồ trước đó nhưng khả năng chịu áp lực nước đến độ sâu 1200m thật khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008, Omega đã cung cấp thiết bị chấm công nặng kỷ lục 420 tấn cho 450 chuyên gia và hơn một nghìn tình nguyện viên địa phương sử dụng. Đây là lần thứ 23, thương hiệu Thụy Sĩ đảm nhận vai trò này.

Omega có mặt tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008

Omega có mặt tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008

Cũng trong năm này, Omega đã cho ra mắt lò xo cân bằng Si14 để chống lại lực từ hiệu quả hơn. Được đặt tên theo ký hiệu hóa học và số nguyên tử của silicon, lò xo mới giúp giảm đáng kể độ lệch và cải thiện độ ổn định của đồng hồ bấm giờ.

Omega cho ra mắt lò xo cân bằng Si14

Omega cho ra mắt lò xo cân bằng Si14

Năm 2011, Omega trở thành Máy chấm công chính thức và Nhà bảo trợ chính thức của các giải đấu golf danh giá PGA của Mỹ. Mối quan hệ đối tác mới khiến Omega chịu trách nhiệm về việc tính thời gian trên sân tại tất cả các sự kiện PGA, bao gồm Giải vô địch PGA – một trong những giải Chuyên nghiệp của môn golf – và Ryder Cup khi nó được tổ chức tại Hoa Kỳ.

Omega góp mặt trong các giải đấu golf danh giá PGA của Mỹ

Omega góp mặt trong các giải đấu golf danh giá PGA của Mỹ

Omega đã ra mắt bộ máy đồng hồ mới có khả năng chống lại từ tính hơn 15.000 gauss vào năm 2013 – Co-Axial 8508. Trong khi đó, những chiếc đồng hồ trước đây chống từ tính dựa trên lớp vỏ bảo vệ bên trong và chỉ có khả năng chống lại từ trường khoảng một nghìn gauss.

Co-Axial 8508 có khả năng chống lại từ tính hơn 15.000 gauss

Co-Axial 8508 có khả năng chống lại từ tính hơn 15.000 gauss

Nhận thấy các chứng nhận bộ máy không còn phù hợp, Omega đã thiết lập quy trình chứng nhận đồng hồ mới được Viện Đo lường Liên bang Thụy Sĩ (METAS) phê duyệt. Vượt qua tám bài kiểm tra độc lập này và đảm bảo các thông số đề ra do Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres (COSC) đặt ra, đồng hồ mới đảm bảo được độ chính xác.

Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres (COSC)

Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres (COSC)

Bộ máy Calibre 321 trở lại vào năm 2019 sau 50 năm vắng bóng. Ban đầu, đây là bộ máy đầu tiên từng được sử dụng trong Speedmaster và nhiều mẫu khác, bao gồm cả những mẫu được sử dụng trong những chuyến thám hiểm mặt trăng.

Bộ máy Calibre 321

Bộ máy Calibre 321

Victor Vescovo đã lập kỷ lục thế giới mới khi lái thành công chiếc tàu lặn xuống đáy rãnh Mariana với độ sâu 10.925m. Đây là khoảnh khắc đáng tự hào cho nhóm The Five Deeps Expedition và Omega, vì Seamaster Planet Ocean Ultra Deep Professional vẫn hoạt động hoàn hảo trong suốt chuyến đi đó.

Seamaster Planet Ocean Ultra Deep Professional vẫn hoạt động hoàn hảo trong suốt chuyến đi đó

Seamaster Planet Ocean Ultra Deep Professional vẫn hoạt động hoàn hảo trong suốt chuyến đi đó

Năm 2020, Omega đã thiết lập quan hệ đối tác mới với Nekton – một quỹ nghiên cứu phi lợi nhuận cam kết bảo vệ và quản lý các đại dương trên thế giới. Mục tiêu của họ là hỗ trợ bảo vệ ít nhất 30% đại dương vào năm 2030 bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến để tìm hiểu sự biến đổi của đại dương.

Omega đã thiết lập quan hệ đối tác mới với Nekton năm 2020

Omega đã thiết lập quan hệ đối tác mới với Nekton năm 2020

Năm 2021, Omega tiếp tục góp mặt tại thế vận hội Olympic tại Tokyo 2020 với vai trò là đồng hồ bấm giờ chính thức.

Thương hiệu Omega một lần nữa đi đầu trong lĩnh vực khám phá không gian vào năm 2022. Mối quan hệ hợp tác đầu tiên của thương hiệu với ClearSpace đã hỗ trợ một dự án mang tính bước ngoặt nhằm loại bỏ các mảnh vụn nguy hiểm khỏi không gian. Trong khi mục tiêu hợp tác với Privateer là lập bản đồ các vật thể không gian đó và mở đường cho việc khám phá trong tương lai.

Thương hiệu Omega một lần nữa đi đầu trong lĩnh vực khám phá không gian vào năm 2022

Thương hiệu Omega một lần nữa đi đầu trong lĩnh vực khám phá không gian vào năm 2022

Tìm hiểu thêm: Lịch sử đồng hồ Omega

Đánh giá post

Related Posts